Hiển thị thông báo
Đang tải...
Đang tải...

Hướng dẫn kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống PCCC định kỳ

- Chia sẻ kinh nghiệm

Cháy nổ là nguy cơ tiềm ẩn tại các công trình nhà ở như nhà trọ, chung cư, ký túc xá, sleepbox,... Chính vì vậy, việc kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống PCCC định kỳ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc ngăn ngừa rủi ro và đảm bảo an toàn cho mọi người. 

Bài viết dưới đây của quanlytro.me sẽ hướng dẫn chủ nhà trọ, chung cư cách kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống PCCC.

Hạng mục cần kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống PCCC

Kiểm tra hệ thống PCCC định kỳ giúp đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định
Kiểm tra hệ thống PCCC định kỳ giúp đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định

Sau khi lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy, nhiều chủ nhà thường bỏ qua giai đoạn kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống PCCC định kỳ. Điều này sẽ khiến hệ thống không hoạt động hiệu quả khi có hỏa hoạn xảy ra.

Vậy quy trình kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống PCCC định kỳ bao gồm những hạng mục gì? Sau đây là các thiết bị PCCC mà bạn cần kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ 6 tháng 1 lần.

Thiết bị báo cháy

Kiểm tra thiết bị báo cháy như đầu báo khói, đầu báo nhiệt,...
Kiểm tra thiết bị báo cháy như đầu báo khói, đầu báo nhiệt,...

Thiết bị báo cháy là tập hợp các thiết bị được thiết kế để phát hiện sớm các dấu hiệu của cháy như khói, nhiệt độ tăng đột ngột. Từ đó, kích hoạt hệ thống báo động nhằm cảnh báo kịp thời cho mọi người. 

Các loại thiết bị báo cháy phổ biến như đầu báo khói, đầu báo nhiệt, nút nhấn khẩn cấp,... Vì vậy, việc kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống PCCC đối với thiết bị báo cháy bao gồm các hạng mục sau:

  • Đầu báo khói: Thực hiện thử nghiệm để kiểm tra hoạt động của đầu báo khói. Làm sạch thiết bị, loại bỏ bụi bẩn, để duy trì độ nhạy của cảm biến. Đồng thời, cần kiểm tra pin của đầu báo khói, thực hiện thay pin mới nếu cần.
  • Đầu báo nhiệt: Kiểm tra độ nhạy của cảm biến nhiệt: Đảm bảo cảm biến hoạt động tốt trước các biến động nhiệt độ bất thường. Đồng thời, kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống PCCC còn bao gồm việc lau chùi, bụi, cặn bẩn, mạng nhện trên thiết bị.
  • Nút nhấn khẩn cấp: Thử nghiệm ấn nút để chắc chắn rằng hệ thống báo cháy sẽ được kích hoạt ngay lập tức khi ấn nút. Kiểm tra hệ thống dây dẫn, các mấu nối để tránh tình trạng bị lỏng hoặc hỏng hóc.

Thiết bị chữa cháy

Kiểm tra thiết bị chữa cháy như bình chữa cháy, hệ thống sprinkler,...
Kiểm tra thiết bị chữa cháy như bình chữa cháy, hệ thống sprinkler,...

Hệ thống chữa cháy là các công cụ, thiết bị dùng để dập tắt hoặc ngăn chặn sự lan rộng của đám cháy. Bạn cần kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống PCCC định kỳ để đảm bảo tuổi thọ và sự hoạt động của thiết bị.

Kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống PCCC đối với thiết bị chữa cháy bao gồm:

  • Bình chữa cháy: Kiểm tra áp suất bình, đảm bảo áp suất luôn trong ngưỡng cho phép để bình có thể hoạt động hiệu quả. Kiểm tra vỏ bình xem có dấu hiệu móp méo, nứt, rò rỉ hay không. Đồng thời, thực hiện nạp lại bình.
  • Hệ thống sprinkler: Đây là hệ thống chữa cháy tự động bằng vòi phun nước. Trong quá trình bảo trì, cần kiểm tra đầu phun và đường ống, đảm bảo không bị rò rỉ, tắc nghẽn và cung cấp nước đủ khi cần. Đồng thời, kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống PCCC còn bao gồm việc vệ sinh đường ống.
  • Hệ thống chữa cháy bằng khí: Kiểm tra bình chứa khí và hệ thống ống dẫn khí, đảm bảo còn đủ khí và không có dấu hiệu nứt, rò rỉ.

Thiết bị chỉ dẫn và cảnh báo

Kiểm tra thiết bị chỉ dẫn và cảnh báo
Kiểm tra thiết bị chỉ dẫn và cảnh báo

Thiết bị cảnh báo và chỉ dẫn giúp thông báo và hướng dẫn mọi người thoát hiểm khi sự cố cháy nổ xảy ra. Các hạng mục kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống PCCC đối với thiết bị chỉ dẫn và cảnh báo như sau:

  • Còi báo cháy: Kiểm tra âm thanh sao cho đủ lớn và rõ ràng để mọi người có thể nghe thấy ngay cả trong môi trường ồn ào. Đồng thời, kiểm tra kết nối điện của còi báo cháy.
  • Đèn chớp báo cháy: Đảm bảo đèn hoạt động tốt với ánh sáng đủ mạnh và kiểm tra nguồn điện kết nối.
  • Bảng chỉ dẫn thoát hiểm: Lắp đặt ở vị trí dễ nhìn thấy, không bị che khuất. Bảng chỉ dẫn có chữ, ký hiệu rõ ràng, có đèn bên trong bảng để đảm bảo hiệu quả trong các trường hợp thiếu sáng hoặc khói dày đặc.

Quy trình kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống PCCC

Quy trình kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống PCCC gồm 4 bước
Quy trình kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống PCCC gồm 4 bước

Quy trình kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống PCCC định kỳ trong nhà trọ, chung cư, ký túc xá,... bao gồm các bước sau:

Lên lịch kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống PCCC

Xây dựng kế hoạch kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống PCCC định kỳ dựa trên quy định của cơ quan chức năng và đặc điểm công trình nhà ở của bạn. Thông thường, việc kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống PCCC được thực hiện định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm. Với các cơ sở có rủi ro cao thì cần kiểm tra thường xuyên hơn.

Chuẩn bị danh sách các hạng mục cần kiểm tra

Trước khi kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống PCCC, bạn cần lập danh sách những hạng mục cần kiểm tra để tránh bỏ sót. Bạn có thể tham khảo các hạng mục cần kiểm tra và bảo dưỡng mà LOZIDO chia sẻ trên đây bao gồm thiết bị báo cháy, thiết bị chữa cháy và thiết bị cảnh báo và chỉ dẫn.

Thực hiện kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống PCCC 

Thực hiện kiểm tra và bảo dưỡng từng thiết bị PCCC
Thực hiện kiểm tra và bảo dưỡng từng thiết bị PCCC

Dựa trên danh sách các hạng mục cần kiểm tra mà bạn đã chuẩn bị ở bước trên, bạn sẽ tiến hành kiểm tra và bảo dưỡng từng hạng mục. Bạn thực hiện kiểm tra từng thiết bị để đảm bảo chúng hoạt động bình thường. Đồng thời, thực hiện sửa chữa, thay thế nếu phát hiện hỏng hóc.

Ghi chép kết quả kiểm tra và lưu trữ lại

Sau khi kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống PCCC định kỳ, bạn cần ghi chép kết quả kiểm tra vào sổ theo dõi thiết bị phòng cháy chữa cháy và lưu trữ lại để báo cáo với cơ quan chức năng khi cần.

Tổng kết

Việc kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống PCCC định kỳ sẽ giúp thiết bị luôn hoạt động hiệu quả khi có sự cố xảy ra. Không chỉ giúp kéo dài tuổi thọ của thiết bị, công tác này còn giúp giảm thiểu rủi ro cháy nổ, bảo vệ an toàn cho con người và tài sản. Tham khảo ngay hướng dẫn kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống PCCC định kỳ mà LOZIDO chia sẻ trên đây và tiến hành ngay nhé!