Hiển thị thông báo
Đang tải...
Đang tải...

Kỹ năng thoát hiểm khi xảy ra cháy ở nhà trọ, chung cư

- Chia sẻ kinh nghiệm

Khi hỏa hoạn xảy ra, sự hoảng loạn hoặc thiếu kỹ năng thoát hiểm sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Vậy làm thế nào để thoát hiểm trong tình huống nguy hiểm và cấp bách như vậy? Bài viết sau đây của quanlytro.me sẽ chia sẻ đến bạn các kỹ năng thoát hiểm khi xảy ra cháy ở nhà trọ, chung cư.

Nguyên nhân phổ biến dẫn đến cháy nổ ở nhà trọ, chung cư

Sự cố về điện là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến cháy nổ
Sự cố về điện là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến cháy nổ

Trước khi tìm hiểu các kỹ năng thoát hiểm khi xảy ra cháy ở nhà trọ, chung cư, hãy cùng LOZIDO điểm qua một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến cháy nổ ở nhà trọ, chung cư, ký túc xá,... 

Với không gian sống hẹp và mật độ dân số lớn, các khu nhà trọ và chung cư cao tầng thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy nổ. Cháy nổ ở nhà trọ và chung cư thường bắt nguồn từ các nguyên nhân sau:

  • Sự cố về điện: Theo thống kê, đây là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến cháy nổ. Một số trường hợp thường gặp như chập mạch điện, quá tải điện, sạc xe điện qua đêm, sử dụng ô cắm, dây dẫn điện không đảm bảo,...
  • Sử dụng gas không an toàn: Các van, dây dẫn gas bị nứt hoặc không khớp dẫn đến khí gas thoát ra ngoài. Đặt bếp gas ở nơi dễ cháy hoặc không thông thoáng,...
  • Hút thuốc không đúng nơi quy định: Tàn thuốc chưa tắt hoàn toàn bén lửa vào các vật liệu dễ cháy như nệm, chăn, giấy, thảm,...
  • Sử dụng nguồn lửa không an toàn: Đốt vàng mã trong nhà, sử dụng bếp than, bếp củi, lưu trữ các vật liệu dễ cháy (xăng, dầu, giấy, vải),...
  • Hệ thống thoát hiểm và PCCC không đảm bảo: Chung cư hoặc nhà trọ không được trang bị bình chữa cháy, hệ thống báo cháy. Người dân để đồ đạc cồng kềnh chắn lối thoát hiểm hoặc tự ý thay đổi thiết kế lối thoát hiểm ban đầu, khiến cư dân khó thoát nạn khi xảy ra sự cố,...
  • Nguyên nhân khách quan: Cháy lan từ khu vực khác, sét đánh, thiên tai,...

Kỹ năng thoát hiểm khi xảy ra cháy ở nhà trọ, chung cư

Một số kỹ năng thoát hiểm khi xảy ra cháy ở nhà trọ, chung cư
Một số kỹ năng thoát hiểm khi xảy ra cháy ở nhà trọ, chung cư

Những sự cố cháy nổ bất ngờ không chỉ gây thiệt hại về tài sản mà còn đe dọa tính mạng nếu không xử lý kịp thời. Vì vậy, việc trang bị kỹ năng xử lý tình huống khi xảy ra cháy là vô cùng quan trọng. Sau đây là các 10 kỹ năng thoát hiểm khi xảy ra cháy ở nhà trọ, chung cư bạn không nên bỏ qua:

Giữ bình tĩnh

Khi xảy ra cháy nổ, việc đầu tiên bạn cần làm đó là giữ bình tĩnh. Bạn hãy hít thở sâu để giữ bình tĩnh, không hoảng loạn, chen lấn, xô đẩy. Nếu có thể, hãy tìm hiểu nguồn lửa, hướng cháy để chọn đường thoát an toàn.

Nếu là đám cháy nhỏ, bạn có thể sử dụng bình chữa cháy để dập lửa ngay lập tức. Cách sử dụng bình chữa cháy đúng cách là kỹ năng cực kỳ quan trọng ngay lúc này. Nếu đám cháy có nguy cơ lan rộng, bạn hô hoán để được hỗ trợ từ những người xung quanh.  

Phòng tránh ngạt khói

Dùng khăn thấm nước và che kín mũi miệng để tránh ngạt khói
Dùng khăn thấm nước và che kín mũi miệng để tránh ngạt khói

Phần lớn các ca tử vong trong đám cháy đều do ngạt khí độc. Vì vậy, việc chống ngạt là kỹ năng thoát hiểm khi xảy ra cháy ở nhà trọ, chung cư bạn cần ưu tiên hàng đầu.

  • Dùng khăn hoặc vải ướt: Ngay khi có dấu hiệu khói, hãy lấy khăn, áo hoặc mảnh vải thấm nước rồi che kín miệng và mũi. Điều này giúp lọc không khí và hạn chế hít phải khí độc.
  • Tránh khu vực dễ gây ngạt: Không vào phòng kín hoặc nơi có nguy cơ cháy nổ như gần bình gas, máy lạnh, tủ lạnh,...
  • Di chuyển cúi thấp: Khi đi qua khu vực khói, bạn nên cúi thấp người hoặc trườn bò để tránh khói.

Di chuyển an toàn, không sử dụng thang máy

Không sử dụng thang máy khi có hỏa hoạn
Không sử dụng thang máy khi có hỏa hoạn

Việc dùng thang máy để thoát hiểm không chỉ không giúp bạn di chuyển nhanh hơn mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vì vậy, kỹ năng thoát hiểm khi xảy ra cháy ở nhà trọ, chung cư tiếp theo mà bạn cần lưu ý đó là không sử dụng thang máy để thoát hiểm.

  • Không dùng thang máy: Trong hỏa hoạn, hệ thống điện thường bị ngắt, khiến thang máy dễ bị kẹt và trở thành “hố tử thần” vì khói tích tụ.
  • Dùng thang bộ: Di chuyển nhanh, cẩn thận qua cầu thang bộ hoặc các lối thoát hiểm. Hãy đi sát tường để giữ thăng bằng và tránh chen lấn.
  • Bảo vệ bản thân khi băng qua ngọn lửa: Trùm kín đầu bằng chăn hoặc khăn ướt, đồng thời che kín miệng và mũi. Nếu có mặt nạ phòng độc, hãy sử dụng để đảm bảo an toàn.

Mở cửa an toàn

Khi xảy ra hỏa hoạn, bạn sẽ không thể biết sau cánh cửa có hiểm họa gì hay không. Vì vậy, khi mở cửa, hãy lưu ý một số điều sau:

  • Kiểm tra cửa: Đặt mu bàn tay lên cửa để cảm nhận. Nếu cửa nóng, chứng tỏ đám cháy bên ngoài rất lớn và rất gần cửa. Bạn không nên mở mà hãy tìm lối thoát khác.
  • Mở cửa theo tư thế nghiêng người: Khi mở cửa, bạn nên đứng lệch sang một bên, tránh mặt khỏi hướng cửa để phòng trường hợp lửa hoặc khói tạt vào.
  • Ngăn khói xâm nhập: Nếu bị mắc kẹt, hãy dùng khăn ướt, băng dính hoặc chăn để chèn kín các khe cửa, ngăn khói độc lan vào phòng. Sau đó, chờ lực lượng cứu hộ đến.

Báo động và kêu cứu

Báo động và kêu cứu khi có cháy
Báo động và kêu cứu khi có cháy

Kỹ năng thoát hiểm khi xảy ra cháy ở nhà trọ, chung cư tiếp theo là báo động và kêu cứu để nhận được sự giúp đỡ. 

  • Di chuyển ra ban công hoặc cửa sổ: Khi không thể thoát ra bằng lối chính, bạn hãy ra ban công hoặc cửa sổ. Sau đó, hô hoán hoặc sử dụng đèn pin, đèn flash, khăn sáng màu để thu hút sự chú ý.
  • Gọi cứu hộ: Liên hệ ngay số điện thoại cứu hỏa 114, cung cấp vị trí chính xác và tình hình của bạn để đội cứu hộ có phương án xử lý.

Nghe theo chỉ dẫn của đội cứu hỏa

Khi được đội cứu hỏa đến và hỗ trợ, bạn cần tuyệt đối nghe theo chỉ dẫn của đội cứu hỏa, không tự ý hành động khi chưa được cho phép.

  • Tuân thủ hướng dẫn: Khi được lực lượng cứu hộ hỗ trợ, hãy làm theo mọi chỉ dẫn để đảm bảo an toàn.
  • Hỗ trợ người khác: Nếu có thể, hãy giúp người già, trẻ nhỏ hoặc người khuyết tật cùng thoát nạn.

Không trốn ở nơi khó tìm

Thoát khỏi đám cháy bằng cách trốn, núp trong nhà vệ sinh hoặc phòng kín không phải là một giải pháp an toàn. Các không gian này sẽ dễ bị khói xâm nhập và khó thoát ra. 

Đồng thời, việc trốn trong nhà vệ sinh, phòng kín sẽ rất dễ bị mắc kẹt ở bên trong và gây khó khăn cho lực lượng cứu hộ trong quá trình tìm kiếm. Vì vậy, kỹ năng thoát hiểm khi xảy ra cháy ở nhà trọ, chung cư tiếp theo bạn cần thực hiện đó là hãy tìm nơi có cửa sổ, ban công hoặc lối thoát hiểm để dễ dàng được cứu.

Xử lý khi bị bén lửa

Cách xử lý khi bị bén lửa
Cách xử lý khi bị bén lửa

Nếu chẳng may bị bén lửa lên cơ thể hoặc quần áo, bạn không tuyệt đối không hoảng loạn và bỏ chạy mà hãy làm theo các chỉ dẫn sau:

  • Không bỏ chạy: Nếu quần áo bị bén lửa, việc chạy sẽ khiến lửa cháy mạnh hơn.
  • Lăn người dập lửa: Nằm xuống đất, úp hai tay vào mặt và lăn qua lăn lại để dập lửa.
  • Tìm nguồn nước: Nếu gần nguồn nước, hãy nhanh chóng sử dụng để dập tắt lửa.

Hành động sau khi thoát ra ngoài

Một trong những kỹ năng thoát hiểm khi xảy ra cháy ở nhà trọ, chung cư quan trọng đó chính là thoát ra ngoài, đặc biệt là trong các khu trọ kín hoặc tòa nhà chung cư cao tầng. Trong quá trình sinh sống, bạn cần tìm hiểu các lối thoát hiểm an toàn ở nơi mình sống.

Sau khi thoát hiểm, bạn cần:

  • Tìm nơi an toàn: Sau khi thoát ra ngoài, bạn cần di chuyển đến khu vực an toàn và tránh xa đám cháy.
  • Không quay lại: Tuyệt đối không trở vào đám cháy để lấy đồ vật.
  • Hỗ trợ người khác: Giúp đỡ người khác nếu bạn có khả năng, đồng thời giữ bình tĩnh chờ cứu hộ đến.

Biện pháp phòng tránh cháy nổ khi ở nhà trọ, chung cư

Cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng cháy chữa cháy
Cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng cháy chữa cháy

Ngoài việc bỏ túi các kỹ năng thoát hiểm khi xảy ra cháy ở nhà trọ, chung cư, bạn cần đề ra các biện pháp phòng tránh để hạn chế thấp nhất nguy cơ cháy nổ.

Sắp xếp nội thất hợp lý 

Không đặt đồ dễ cháy (mút, xốp, rèm cửa, vải) gần bếp, nguồn điện hoặc nến. Bố trí bàn thờ ở nơi thông thoáng, tránh xa vật liệu dễ cháy, không đặt trần gỗ hoặc đèn dầu trên bàn thờ. Để khoảng trống hợp lý giữa các đồ vật để đảm bảo luồng không khí lưu thông, giảm nguy cơ bắt lửa.

Bảo trì, sử dụng an toàn các thiết bị điện

Lắp đặt aptomat hoặc cầu dao tự ngắt để ngắt điện khi quá tải. Không cắm nhiều thiết bị cùng một ổ cắm, tránh gây quá tải mạch điện. Thường xuyên kiểm tra dây điện, ổ cắm để phát hiện và thay thế các dây cũ, hỏng, hoặc có dấu hiệu cháy chập.

Sử dụng thiết bị bếp an toàn 

Khi nấu ăn, đốt vàng mã, phải có người trông coi
Khi nấu ăn, đốt vàng mã, phải có người trông coi

Nếu sử dụng bếp gas, hãy lắp đặt dây dẫn gas chống cháy, chống chuột cắn và kiểm tra van gas thường xuyên. Sau khi nấu xong, đảm bảo tắt bếp và khóa van gas cẩn thận. Sử dụng vách ngăn bằng vật liệu chống cháy giữa khu vực bếp và phòng sinh hoạt.

Bố trí đồ đạc hợp lý để dễ thoát hiểm 

Không để đồ chắn lối thoát hiểm hoặc cửa ban công. Thiết kế lối đi trong nhà gọn gàng, tránh để các vật cản có thể gây khó khăn khi thoát nạn.

Không tích trữ chất dễ cháy trong phòng

Không dự trữ xăng, dầu hoặc hóa chất dễ cháy. Nếu cần, chỉ giữ lượng nhỏ và để ở khu vực an toàn, cách xa nguồn nhiệt. Hạn chế trang trí nội thất bằng các vật liệu dễ cháy như gỗ, giấy, mút xốp,...

Trang bị thiết bị an toàn 

Lắp đặt thiết bị báo cháy tự động để phát hiện sớm nguy cơ cháy. Trang bị bình chữa cháy, mặt nạ chống khí độc, thang dây thoát hiểm,... và bố trí ở nơi dễ lấy. Chuẩn bị các dụng cụ phá dỡ như búa, rìu để mở lối thoát hiểm trong trường hợp khẩn cấp.

Tắt thiết bị khi không sử dụng

Tắt thiết bị điện khi không sử dụng
Tắt thiết bị điện khi không sử dụng

Luôn tắt các thiết bị điện khi không sử dụng hoặc trước khi ra khỏi phòng. Không sạc xe điện qua đêm. Không sạc điện thoại qua đêm hoặc sạc pin gần chăn, nệm dễ cháy.

Tổng kết

Không ai mong muốn đối mặt với cháy nổ. Tuy nhiên, việc chuẩn bị kỹ năng thoát hiểm là điều cần thiết để bảo vệ tính mạng trong tình huống khẩn cấp. Trên đây là kỹ năng thoát hiểm khi xảy ra cháy ở nhà trọ, chung cư mà LOZIDO chia sẻ đến bạn. Sự sẵn sàng của bạn hôm nay có thể cứu lấy chính bạn và những người thân yêu trong tương lai.