Hiển thị thông báo
Đang tải...
Đang tải...

Quy định về PCCC khi kinh doanh nhà cho thuê

- Chia sẻ kinh nghiệm

Phòng cháy chữa cháy là một trong những yếu tố quan trọng mà chủ nhà cần đặc biệt quan tâm khi cho thuê nhà trọ, căn hộ, ký túc xá,... Trong bài viết này, quanlytro.me sẽ giúp bạn tìm hiểu các quy định về PCCC khi kinh doanh nhà cho thuê để đảm bảo sự an toàn cho tính mạng và tài sản.

Quy định về PCCC khi kinh doanh nhà cho thuê

Nhà trọ cần trang bị hệ thống PCCC
Nhà trọ cần trang bị hệ thống PCCC

Các khu nhà ở như nhà trọ, chung cư, ký túc xá, sleepbox là những nơi sinh sống tập trung của nhiều người và thường đối mặt với nguy cơ cháy nổ cao. Vì vậy, khi kinh doanh các loại hình nhà cho thuê này, chủ nhà cần chú trọng vào vấn đề phòng cháy chữa cháy.

Trên thực tế, nhiều chủ nhà vẫn chưa thực sự nắm rõ các quy định về PCCC khi kinh doanh nhà cho thuê. Họ vẫn đang băn khoăn liệu kinh doanh nhà trọ có phải đăng ký phòng cháy, chữa cháy? 

Theo quy định tại Phụ lục V của Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định về PCCC khi kinh doanh nhà cho thuê như sau: Đối với chung cư, nhà tập thể, ký túc xá, nhà nghỉ, nhà trọ có chiều cao từ 7 tầng trở lên hoặc tổng khối tích xây dựng đạt từ 5.000m3 trở lên phải xin giấy phép PCCC hay nói cách khác là thẩm duyệt thiết kế PCCC.

Theo Điều 7, Nghị định 79/2014/NĐ-CP quy định về PCCC khi kinh doanh nhà cho thuê, nhà trọ như sau:

  • Có nội quy, biển cấm về PCCC, sơ đồ chỉ dẫn PCCC
  • Có phương án PCCC được phê duyệt
  • Có lực lượng PCCC cơ sở đã được huấn luyện
  • Hệ thống điện, chống sét, thiết bị điện, lửa đảm bảo an toàn về PCCC
  • Có hệ thống cấp nước, hệ thống báo cháy, hệ thống liên lạc, truyền tin báo sự cố, phương tiện PCCC, phương tiện cứu người,...

Mức xử phạt khi không có giấy chứng nhận PCCC

Mức xử phạt khi không có giấy chứng nhận PCCC
Mức xử phạt khi không có giấy chứng nhận PCCC

Theo Điều 30 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, các tổ chức sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 - 5.000.000 đồng đối với các hành vi như: 

  • Không triển khai văn bản hướng dẫn về PCCC
  • Không tuân thủ các yêu cầu cụ thể liên quan đến PCCC
  • Không xuất được trình tài liệu, hồ sơ về an toàn PCCC.
  • Không nộp báo cáo kiểm tra an toàn PCCC theo quy định.

Ngoài ra, phạt tiền từ 15.000.000 - 25.000.000 đồng nếu không chấp hành quyết định tạm đình chỉ hoạt động. Phạt tiền từ 30.000.000 - 50.000.000 đồng nếu không chấp hành quyết định đình chỉ hoạt động.

Không chỉ vậy, tổ chức vi phạm quy định về PCCC khi kinh doanh nhà cho thuê còn phải khắc phục hậu quả bằng các biện pháp như hoàn thiện thủ tục đăng ký PCCC, tổ chức huấn luyện PCCC, xây dựng và trang bị phương tiện PCCC theo quy định.

Tổ chức tập huấn PCCC
Tổ chức tập huấn PCCC

Trên đây là mức phạt đối với tổ chức. Nếu cá nhân vi phạm quy định về PCCC khi kinh doanh nhà cho thuê thì mức phạt của cá nhân sẽ bằng 1/2 mức phạt của tổ chức. Đồng thời, cá nhân cũng phải khắc phục hậu quả bằng cách thực hiện đầy đủ các biện pháp PCCC tương tự như tổ chức.

Trách nhiệm PCCC của chủ nhà và khách thuê

Chủ nhà và khách thuê đều có trách nhiệm trong việc PCCC
Chủ nhà và khách thuê đều có trách nhiệm trong việc PCCC

Việc tuân thủ các quy định về PCCC khi kinh doanh nhà cho thuê không chỉ là trách nhiệm của chủ nhà mà còn là trách nhiệm của người thuê nhà.

Đối với chủ kinh doanh nhà cho thuê:

  • Tham gia tập huấn về kỹ năng, phương án PCCC
  • Treo bảng nội quy và quy định PCCC
  • Lắp đặt hệ thống PCCC, trang bị đầy đủ các thiết bị PCCC như bình chữa cháy, búa phá cửa, mặt nạ chống khói, chuông báo động khẩn cấp,...
  • Nhắc nhở khách thuê tuân thủ quy định PCCC
  • Kiểm tra định kỳ nhà cho thuê để phát hiện và xử lý kịp thời các nguy cơ tiềm ẩn cháy nổ
  • Hợp tác với chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư để lên kế hoạch đối phó trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn
Chủ nhà cần treo bảng nội quy PCCC trong nhà cho thuê
Chủ nhà cần treo bảng nội quy PCCC trong nhà cho thuê

Đối với khách thuê nhà, căn hộ, phòng trọ:

  • Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về PCCC
  • Hiểu biết và nắm vững các kỹ năng cơ bản trong việc xử lý tình huống cháy nổ.
  • Luôn có ý thức đảm bảo an toàn cháy nổ và phòng chống nguy cơ cháy nổ
  • Kịp thời phát hiện và báo cáo các dấu hiệu bất thường hoặc hành vi vi phạm có thể dẫn đến cháy nổ.

Những thiết bị phòng cháy chữa cháy cần thiết trong nhà trọ

Thiết bị phòng cháy chữa cháy
Thiết bị phòng cháy chữa cháy

Theo quy định về PCCC khi kinh doanh nhà cho thuê, một số thiết bị PCCC cần thiết cần được trang bị sẵn như bình chữa cháy, hệ thống báo cháy, đèn báo thoát hiểm, cửa thoát hiểm. 

Đồng thời, chủ nhà cần thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn để đối phó với hỏa hoạn. Đặc biệt là hướng dẫn khách thuê cách sử dụng bình chữa cháy và kỹ năng xử lý tình huống.

Lợi ích của việc đầu tư bảo hiểm cháy nổ bắt buộc cho nhà trọ

Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc giúp bồi thường thiệt hại khi có hỏa hoạn
Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc giúp bồi thường thiệt hại khi có hỏa hoạn

Theo Nghị định số 67/2023/NĐ-CP, bảo hiểm cháy nổ bắt buộc là một hình thức bảo hiểm nhằm bảo vệ quyền lợi của các cá nhân và tổ chức sở hữu tài sản, giúp giảm thiểu thiệt hại về tài chính do sự cố cháy nổ gây ra. Đồng thời, bồi thường thiệt hại theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

Tuy nhiên, có một số tình huống mà bảo hiểm cháy nổ bắt buộc không thể chi trả như thiên tai, biến cố chính trị, quá trình xử lý tự nhiên, vũ khí hạt nhân, sét đánh không gây cháy, sự cố kỹ thuật, hành động cố ý,...

Theo quy định về PCCC khi kinh doanh nhà cho thuê, các đối tượng cần tham gia bảo hiểm cháy nổ bắt buộc bao gồm: 

  • Nhà chung cư, nhà tập thể có tổng khối tích từ 10.000 m3 hoặc cao từ 7 tầng trở lên
  • Nhà hỗn hợp có tổng khối tích từ 5.000 m3 hoặc cao từ 5 tầng trở lên
  • Nhà nghỉ, nhà khách, khách sạn, cơ sở lưu trú khác có tổng khối tích từ 10.000 m3 hoặc cao từ 7 tầng trở lên

Tổng kết

Tóm lại, phòng cháy chữa cháy là vấn đề đáng quan tâm khi kinh doanh quản lý nhà cho thuê. Việc đầu tư vào hệ thống PCCC cũng như tuân thủ các quy định về PCCC khi kinh doanh nhà cho thuê không chỉ bảo vệ tài sản của bạn mà còn tăng sự an tâm cho khách thuê nhà.