Các mô hình quản lý chung cư phổ biến nhất hiện nay
- Quản lý chung cưCác mô hình quản lý chung cư phổ biến nhất hiện nay là đề tài nhận được nhiều sự quan tâm từ các nhà đầu tư bất động sản. Theo dự đoán, quản lý nhà trọ hay tòa nhà chung cư sẽ là một trong những ngành nghề ‘hot’ trong tương lai.
Việc xây dựng hàng loạt các tòa nhà cao tầng kéo theo nhiều hệ quả đáng ngờ. Không chỉ giúp giải quyết vấn đề chỗ ở mà còn tạo công ăn việc làm cho nhiều đối tượng trong xã hội, trong đó ngành quản lý chung cư, quản lý phòng trọ được chiếm phần lớn.
Để quản lý tốt và hiệu quả, việc thành lập ban quản trị và xác định mô hình quản lý nhà chung cư là điều vô cùng cần thiết. Dưới đây là các mô hình quản lý chung cư phổ biến nhất bạn có thể tham khảo.
Điều kiện cần của một mô hình quản lý chung cư hiệu quả
Quản lý tòa nhà chung cư là một công việc quan trọng. Trong đó, ban quản lý và công nhân viên cần đảm bảo mọi hoạt động diễn ra trong tòa nhà được suôn sẻ và hiệu quả nhất bao gồm các công việc như: quản lý, chăm sóc khách hàng; đảm bảo an ninh, vệ sinh; bảo trì hệ thống kỹ thuật, quản lý nhân sự, tài chính…
Do đó, mô hình quản lý chung cư luôn là một vấn đề được quan tâm bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến mọi hoạt động của tòa nhà. Tuy nhiên, mô hình này sẽ chỉ thực sự hiệu quả khi đáp ứng được ba yêu cầu dưới đây:
- Xây dựng ban quản trị một cách nhanh chóng và sắp xếp công việc một cách rõ ràng, liên kết với nhau
- Mô hình phải tương thích với đặc điểm, tính chất của tòa nhà. Đối với các tòa nhà lớn sẽ cần một bộ máy quản lý đủ lớn và được phân chia thực hiện các chức năng rõ ràng, chuyên môn hóa cao hơn ở từng bộ phận
- Mô hình quản lý được tinh gọn nhưng vẫn phải bảo đảm sự chuyên nghiệp và hiệu quả chất lượng. Nói một cách dễ hiểu, các bộ phận thực hiện nhiều chức năng nhằm tối giản công việc nhưng vẫn đạt được các hiệu quả trong quản lý
Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ, việc áp dụng các phần mềm quản lý chung cư, quản lý nhà trọ tiên tiến giúp gia tăng hiệu quả và gắn kết dễ dàng giữa cư dân - chủ đầu tư. Điều này giúp họ giải quyết nhanh chóng các vấn đề phát sinh, tạo sự minh bạch và đồng nhất trong công tác quản lý, đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và gia tăng giá trị căn hộ về sau.
Các mô hình quản lý chung cư phổ biến hiện nay
Việc lựa chọn một mô hình quản lý tòa nhà chung cư phù hợp vô cùng quan trọng với một chủ đầu tư. Đây sẽ là bước đệm giúp gia tăng giá trị chung cư của bạn, đồng thời thu hút được nhiều đối tượng khách hàng đến với các dự án sau này.
Chủ đầu tư tự quản lý
Chủ đầu tư là người có nhiều hiểu biết về cấu trúc và tính chất của tòa nhà nhất. Do đó, mô hình chủ đầu tư tự quản lý là một mô hình được nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, mô hình này chỉ phù hợp với các đối tượng có ít dự án đầu tư và giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực này.
Với mô hình quản lý này, chủ sở hữu nhận được một số ưu điểm nổi bật như:
- Tiết kiệm chi phí cho việc quản lý và vận hành tòa nhà chung cư
- Chủ đầu tư có thể tự kiểm soát, quản lý được các hoạt động lẫn vấn đề xảy ra trong và ngoài chung cư
Tuy nhiên, theo thời gian, mô hình này lại tồn tại một vài nhược điểm không ngờ đến:
- Phát sinh mâu thuẫn, tranh chấp giữa cư dân và chủ đầu tư về lợi ích
- Chủ đầu tư sẽ phải xử lý quá nhiều công việc liên quan đến quản lý và vận hành tòa nhà chung cư. Điều này dẫn đến các sai sót không đáng có trong quá trình quản lý
Chủ đầu tư tự quản lý kết hợp bên thứ ba hỗ trợ
Đây là mô hình quản lý chung cư phù hợp các chủ đầu tư có kinh nghiệm về lĩnh vực này và có hiểu biết về môi trường, bảo vệ, vệ sinh… Bên cạnh đó, các chủ đầu tư cần tiến hành và thuê thêm một đơn vị quản lý chung cư hoặc quản lý nhà trọ chuyên nghiệp để có thể giúp mình vận hành các hoạt động mà mình không có nhiều chuyên môn.
Với mô hình này, những ưu điểm có thể kể đến như:
- Chủ đầu tư sẽ không cần tự mình xử lý quá nhiều công việc mà có sự hỗ trợ từ dịch vụ quản lý
- Tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí cho hoạt động quản lý, vận hành
- Các bộ phận trong hoạt động quản lý chung cư sẽ được thực hiện nhịp nhàng và liên kết hiệu quả hơn.
Bên cạnh đó, mô hình này cũng có một số nhược điểm cần lưu ý như:
- Mô hình quản lý này được liên kết với bên thứ ba chỉ phù hợp với những chung cư có quy mô trung bình, không phù hợp để áp dụng với chung cư có quy mô lớn và quá nhiều căn hộ
- Không phù hợp với những chủ đầu tư chưa có nhiều kinh nghiệm và không có nhiều thời gian trong việc quản lý hàng loạt
Ban quản lý chung cư tự vận hành
Ban quản lý chung cư tự vận hành là đơn vị quản lý được thành lập từ sự biểu quyết của cư dân đang sinh sống trong tòa nhà. Trong đó, các cư dân sẽ tổ chức một cuộc họp hội nghị chung cư nhằm lựa chọn ra ban quản trị để thực hiện các công việc quản lý và vận hành tòa nhà.
Tuy nhiên, ban quản lý theo mô hình này sẽ không có tư cách pháp lý và bị hạn chế về một số quyền hạn trong hoạt động quản lý. Điều này có thể dẫn đến tình trạng thiếu chuyên nghiệp và ảnh hưởng không nhỏ trong vận hành và quản lý tòa nhà chung cư.
Thuê hoàn toàn đơn vị quản lý chung cư chuyên nghiệp
Khi thực hiện mô hình này, chủ đầu tư sẽ thuê công ty quản lý chung cư chuyên nghiệp đã có giấy phép vận hành theo đúng quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, đơn vị quản lý cũng phải đảm bảo được các hoạt động sống của dân cư được diễn ra bình thường, chất lượng và không có xung đột về lợi ích.
Đây là mô hình quản lý chung cư nhận được nhiều sự quan tâm bởi tiết kiệm được thời gian lẫn công sức cho các nhà đầu tư nhiều dự án và bận rộn. Ngoài ra, việc áp dụng mô hình này còn tạo ra sự nhất quán, minh bạch giữa các hoạt động và khâu tổ chức của chung cư. Tuy nhiên, các chủ đầu tư cần xem xét và lựa chọn một công ty quản lý phù hợp với mô hình của chung cư.
Kết luận
Việc tìm hiểu các mô hình quản lý chung cư phổ biến nhất hiện nay không chỉ giúp bạn dễ dàng tìm ra mô hình quản lý phù hợp, mà còn giúp bạn trang bị thêm các kiến thức quản lý cơ bản. Do đó, chúng tôi hy vọng bài viết hôm nay sẽ đem lại cho bạn những hiểu biết nhất định về mô hình quản lý nhà chung cư để từ đó tìm ra lựa chọn phù hợp nhất với tòa chung cư của bạn.