Hiển thị thông báo
Đang tải...
Đang tải...

Quản lý chung cư cao tầng là gì? Mô hình quản lý hiệu quả

- Quản lý chung cư

Với sự phát triển nhanh chóng của các tòa nhà cao tầng, quản lý chung cư (hay quản lý phòng trọ) là một công việc không thể thiếu. Vậy quản lý chung cư cao tầng là gì? Mô hình quản lý hiệu quả bạn nên biết. 

Quản lý chung cư (hay quản lý nhà trọ) sẽ không còn gặp nhiều khó khăn khi bạn xác định được mô hình quản lý phù hợp. Do đó, việc tìm hiểu và tham khảo các mô hình giúp bạn có tầm nhìn khách quan về tòa nhà bạn sở hữu. 

Dịch vụ quản lý chung cư cao tầng là gì?

Quản lý mọi hoạt động diễn ra trong và ngoài tòa nhà
Quản lý mọi hoạt động diễn ra trong và ngoài tòa nhà

Như tên gọi của nó, dịch vụ quản lý chung cư cao tầng là dịch vụ quản lý và vận hành mọi hoạt động diễn ra trong và xung quanh các tòa nhà cao tầng dưới sự hỗ trợ của công ty quản lý nhà chung cư. Nó bao gồm các hoạt động như vệ sinh, an ninh, cảnh quan… cho một dự án bất động sản chung cư. 

Đây là cầu nối gắn kết người dân với chủ đầu tư, đảm bảo sự tiện nghi cho cư dân, đồng thời giúp gia tăng giá trị bất động sản của tòa nhà chung cư. Do đó, có thể nói, dịch vụ quản lý tòa nhà chung cư cao tầng có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình buôn bán bất động sản chung cư. 

4 hoạt động chính của quản lý chung cư cao tầng

Quan sát camera là một trong các hoạt động thường ngày
Quan sát camera là một trong các hoạt động thường ngày

Quản lý chung cư cao tầng là công việc bao gồm nhiều hoạt động, bộ phận khác nhau. Chung quy lại, công việc quản lý chung cư được chia thành 4 bộ phận chính như sau: 

  • Quản lý tài chính: Đây là hoạt động quản lý ngân sách và các khoản thu chi hàng tháng. Các khoản tiền này sẽ được ban quản lý chung cư công khai minh bạch, rõ ràng đến tất cả cư dân và các chủ đầu tư.
  • Quản lý khách hàng: Quản lý khách hàng bao gồm tất cả các hoạt động mang đến sự hài lòng thông qua những trải nghiệm của khách hàng. Bên cạnh đó, ban quản lý căn hộ chung cư cũng sẽ tiếp nhận và giải quyết nhanh chóng các vấn đề mà người dân hoặc chủ đầu tư phàn nàn.
  • Quản trị nhân sự: Đây là hoạt động bao gồm các công việc như tuyển dụng, hoạch định và phân chia công việc cho từng bộ phận, sắp xếp các vị trí phù hợp, đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên, ban ngành, đưa ra các nội quy phù hợp với tính chất của từng hoạt động, bộ phận…
  • Quản lý bảo trì kỹ thuật tòa nhà: Đây là một hoạt động vô cùng quan trọng. Hoạt động bao gồm kiểm tra và sửa chữa kịp thời các máy móc, thiết bị của chung cư, đảm bảo an toàn và không ảnh hưởng đến quá trình vận hành quản lý chung cư.

Để việc quản lý vận hành chung cư (hay quản lý nhà trọ) trở nên hiệu quả, ban quản lý có thể nhờ đến sự hỗ trợ của phần mềm quản lý nhà trọ, chung cư để giảm tải các công việc và đảm bảo quá trình quản lý được diễn ra tốt nhất.

Các vấn đề thường gặp trong quản lý chung cư cao tầng

Hoạt động quản lý tòa nhà cao tầng
Hoạt động quản lý tòa nhà cao tầng

Ngoài biết đến các cách quản lý chung cư hiệu quả, tìm hiểu về các vấn đề thường gặp trong quá trình quản lý chung cư cũng giúp chúng ta giảm bớt các rủi ro trong quản lý. Dưới đây là một số vấn đề cần được nhắc đến. 

Vấn đề tranh chấp về chi phí quản lý chung cư

Trong quá trình quản lý chung cư, không khó để bắt gặp các khoản chi trả cho dịch vụ như vệ sinh, điện, nước, phí quản lý vận hành máy móc, thiết bị, dịch vụ khác... Tuy nhiên, việc chi trả cho các khoản phí này có thể sẽ gây nên các thắc mắc bởi thiếu rõ ràng trong quá trình vận hành như: 

  • Mâu thuẫn giữa chi phí so và giá trị của dịch vụ mà chung cư cung cấp cho khách hàng. Khách hàng sẽ cảm thấy không hài lòng hoặc chưa đủ hài lòng về dịch vụ do ban quản lý chung cư cung cấp không thực hiện đúng theo cam kết đã thỏa thuận.
  • Ban quản lý tòa nhà không minh bạch nguồn quỹ quản lý vận hành nhà chung cư trên khiến người dân cảm thấy bức xúc và từ đó gây nên các xung đột, mâu thuẫn.

Bất cập trong cách quản lý tòa nhà chung cư

Quản lý chung cư có vai trò nòng cốt trong việc phát triển tòa chung cư. Tuy vậy, nhiều chung cư hiện vẫn còn xảy ra tình trạng mâu thuẫn về các khu vực sở hữu chung riêng. Lý do cho việc này là chủ đầu tư không phân chia rõ ràng ngay từ đầu.

Mặc dù đây được xem mâu thuẫn giữa chủ đầu tư và các hộ cư dân, nhưng ban quản lý vận hành thường là người đứng trung gian nhằm hỗ trợ thực hiện hòa giải, tìm kiếm phương án giải quyết tối ưu để hài hòa lợi ích giữa các bên. Bên cạnh đó, không ít chung cư triển khai quy trình quản lý chung cư quá phức tạp, làm tiêu tốn nhiều chi phí và mất nhiều thời gian hơn trong việc giải quyết vấn đề phát sinh sau này.

Mô hình quản lý chung cư cao tầng hiệu quả nhất

Hiện nay, có rất nhiều mô hình quản lý tòa nhà chung cư được nhắc đến. Tuy nhiên, để có thể thấy được tính hiệu quả tốt, chúng ta không thể quên nhắc đến 2 mô hình dưới đây.

Chủ đầu tư tự quản lý chung cư 

Tự thành lập ban quản trị tòa nhà của chủ đầu tư
Tự thành lập ban quản trị tòa nhà của chủ đầu tư

Mô hình tự quản lý thường được áp dụng trong quản lý nhà trọ. Với mô hình này, chủ đầu tư sẽ là người đứng đầu trực tiếp thực hiện các công việc quản lý lẫn thu chi các chi phí dịch vụ quản lý. Điều này sẽ giúp các bên tiết kiệm được khoản phí thuê đơn vị trung gian. Bên cạnh đó, chủ đầu tư sẽ là người hiểu rõ nhất được tính chất và cấu trúc tòa nhà, từ đó dễ dàng hơn trong việc quản lý vận hành. 

Tuy nhiên, có một vài lo ngại vẫn còn tồn tại trong mô hình này. Khi xảy ra tranh chấp, các quyền lợi sẽ hướng về chủ đầu tư mà không phải là dân cư. Thêm vào đó, các hoạt động quản lý thường sẽ mang chỉ lại giá trị kinh tế cho chủ đầu tư.

Sử dụng hoàn toàn đơn vị quản lý chuyên nghiệp

Dịch vụ quản lý tòa nhà đang được nhiều người quan tâm
Dịch vụ quản lý tòa nhà đang được nhiều người quan tâm

Đối với mô hình quản lý chung cư cao tầng thuê ngoài, chủ đầu tư sẽ thuê các công ty quản lý tòa nhà trung gian uy tín, chuyên nghiệp làm đơn vị đại diện mình xử lý các công việc. Mô hình này đang được sử dụng rộng rãi bởi mang lại những ưu điểm không ngờ đến như sau: 

  • Đảm bảo quyền lợi cho cả cư dân và chủ đầu tư khi đơn vị quản lý sẽ là người đứng giữa giải quyết các vấn đề mâu thuẫn.
  • Có những chuyên môn nhất định và cung cấp tốt các dịch vụ đã được thỏa thuận từ trước
  • Đảm bảo được quyền lợi và nghĩa vụ của các bên, tạo nên sự hài lòng, thiện cảm với cả cư dân sinh sống và chủ đầu tư

Kết luận

Bài viết hôm nay đang muốn nhắc đến “Quản lý chung cư cao tầng là gì? Mô hình quản lý hiệu quả”. Chúng tôi hy vọng với những nội dung được chia sẻ có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về quản lý và vận hành chung cư cao tầng và tìm ra mô hình quản lý phù hợp.