Mẫu hợp đồng thuê chỗ ở nội trú, ký túc xá
- Quản lý ký túc xáHợp đồng thuê chỗ ở nội trú, ký túc xá là văn bản cần thiết, giúp nêu rõ các quyền lợi của bên thuê và bên cho thuê. Tuy nhiên, nhiều ký túc xá dường như bỏ qua công việc này dẫn đến những rắc rối hoặc tranh chấp không đáng có trong quá trình thuê.
Do vậy, chủ ký túc xá cần lập hợp đồng cho thuê khi có phiên ở mới. Cùng LOZIDO tìm hiểu mẫu hợp đồng thuê chỗ ở nội trú, ký túc xá đầy đủ nhất qua bài viết dưới đây.
Tại sao cần lập hợp đồng thuê chỗ ở nội trú, ký túc xá?
Hợp đồng thuê chỗ ở nội trú, ký túc xá là một văn bản pháp lý quan trọng giữa chủ ký túc xá và khách thuê. Hợp đồng này có ý nghĩa quan trọng như sau:
- Xác định và định rõ các điều kiện và quyền lợi của bên cho thuê và bên thuê trong một khoảng thời gian cụ thể. Hợp đồng thuê chỗ ở nội trú, ký túc xá có thể bao gồm các điều khoản như giá thuê, thời hạn thuê, điều kiện thanh toán tiền thuê, điều kiện sử dụng chỗ ở và các quy định khác liên quan đến việc thuê chỗ ở.
- Đảm bảo quyền lợi của các bên cho đến khi kết thúc thời hạn thuê. Đảm bảo rằng khách thuê có một môi trường ở an toàn và thuận tiện để sinh hoạt, đồng thời là bằng chứng pháp lý khi có tranh chấp phát sinh.
Mẫu hợp đồng thuê chỗ ở nội trú, ký túc xá
Hợp đồng thuê chỗ ở nội trú, ký túc xá thường bao gồm các thông tin sau:
- Thông tin về người cho thuê và người thuê
- Thông tin về phòng trọ, chỗ ở nội trú hoặc ký túc xá
- Thời hạn thuê và phương thức thanh toán tiền thuê
- Điều khoản về việc sử dụng chung các tiện nghi và dịch vụ trong khu trọ, nội trú hoặc ký túc xá
- Nghĩa vụ của người cho thuê và người thuê
- Các quy định về giải quyết tranh chấp
Lưu ý đối với khách thuê khi ký kết hợp đồng
Để vào ký túc xá, khách thuê (học sinh, sinh viên) cần hoàn thành thủ tục đăng ký vào ở ký túc xá (đối với ký túc xá trường học). Sau đó, trường sẽ xét duyệt dựa trên các nội dung như chỉ tiêu, thứ tự ưu tiên.
Trước khi ký hợp đồng, cần đọc kỹ hợp đồng để nắm rõ các điều khoản được đề cập trong hợp đồng. Nếu có bất kỳ điều gì chưa rõ, hãy hỏi ngay ban quản lý ký túc xá hoặc chủ ký túc xá.
Cần điền đầy đủ và chính xác thông tin cá nhân cần thiết. Đồng thời, sau khi đã ký hợp đồng và dọn vào ở, cần tuân thủ đầy đủ các điều khoản trong hợp đồng để tránh vi phạm.
Mẫu đơn đăng ký xin vào ở ký túc xá
Để được cấp phép vào ở nội trú tại ký túc xá của trường học, thông thường, học sinh, sinh viên cần phải viết đơn xin vào ở ký túc xá và chờ sự xét duyệt từ nhà trường hoặc phòng công tác học sinh - sinh viên. Sau khi đơn đã được xét duyệt và chấp thuận, hai bên sẽ tiến hành hoàn tất thủ tục lập hợp đồng thuê chỗ ở nội trú, ký túc xá.
Kết luận
Tóm lại, khi có khách thuê thuê ký túc xá, chủ ký túc xá cần lập hợp đồng thuê chỗ ở nội trú, ký túc xá. Hợp đồng này không chỉ bảo vệ quyền lợi cho các bên mà còn giúp giúp việc quản lý ký túc xá trên nên rõ ràng, minh bạch hơn, tránh phát sinh các vấn đề tranh chấp về sau. Không chỉ riêng chủ ký túc xá mà người thuê cũng có thể chủ động đề nghị việc ký kết hợp đồng để bảo vệ quyền lợi của chính mình.
>>> Xem thêm: