Hiển thị thông báo
Đang tải...
Đang tải...

Những lưu ý trong đăng ký tạm trú cho người thuê trọ

- Chia sẻ kinh nghiệm

Hiện nay, việc mọi người “di cư” đến nơi khác để học tập, làm việc chiếm tỷ lệ rất lớn, tạo nên nhiều tiềm năng trong lĩnh vực kinh doanh phòng trọ, kéo theo đó là nhu cầu đăng ký tạm trú khi thay đổi chỗ ở.

Có thể thấy, việc một người thay đổi chỗ ở từ nơi này sang nơi khác như vậy sẽ gây khó khăn trong việc quản lý dân số của địa phương cũng như quản lý nguồn khách thuê trọ. Do đó, đối với những đối tượng khách thuê trọ mới chuyển đến, việc quan tâm đến những lưu ý trong đăng ký tạm trú cho người thuê trọ là một điều quan trọng và cần thiết.

Tạm trú là gì? 

Sổ tạm trú
Sổ tạm trú

Tạm trú là nơi công dân sinh sống và làm việc nhưng không thuộc nơi đã đăng ký thường trú theo quy định của pháp luật. Hiểu một cách đơn giản, tạm trú là nơi sinh sống tạm thờicó thời hạn của công dân. Một người khi chuyển đến sinh sống tại một địa phương khác trong một thời hạn nhất định cần phải đăng ký tạm trú tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo Luật Cư trú năm 2006.

Trong kinh doanh phòng trọ, thông thường chủ trọ sẽ là người chịu trách nhiệm làm giấy tạm trú cho khách thuê mới. Tuy nhiên, pháp luật quy định đăng ký thủ tục tạm trú là quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân. Do đó, trong nhiều trường hợp, khách thuê trọ cần chủ động liên hệ với cán bộ công an địa phương để thực hiện thủ tục này.

Tại sao phải đăng ký tạm trú?

Đăng ký tạm trú tại công an địa phương
Đăng ký tạm trú tại công an địa phương

Đăng ký tạm trú là thủ tục cần thiết trong kinh doanh phòng trọ, bởi lẽ:

  • Thứ nhất, thực hiện các thủ tục về tạm trú sẽ giúp nhà nước nói chung và địa phương nói riêng có thể dễ dàng quản lý dân số, quản lý công dân, đồng thời đảm bảo trật tự, an toàn xã hội.
  • Thứ hai, giúp đảm bảo quyền lợi cho công dân khi sinh sống tại một địa phương khác, chẳng hạn giúp công dân thuận tiện hơn khi thực hiện các thủ tục như mua bán nhà, mua xe, đăng ký kinh doanh, vay vốn,...
  • Thứ ba, giúp chủ thể kinh doanh phòng trọ tránh các rắc rối về pháp luật khi bị công an địa phương kiểm tra đột xuất.

Quyền lợi khi đăng ký tạm trú cho người thuê trọ

Lợi ích khi đăng ký tạm trú
Lợi ích khi đăng ký tạm trú

Người thuê trọ khi đăng ký tạm trú đầy đủ theo quy định của pháp luật sẽ được hưởng các quyền lợi dưới đây:

  • Con cái người đăng ký sẽ được hưởng đầy đủ các quyền lợi cơ bản như cư dân tại đây
  • Về y tế: Người đăng ký và con cái sẽ được hưởng đầy đủ chế độ bảo hiểm sau khi đăng ký thủ tục tạm trú
  • Đối với vấn đề công việc: được các bộ phường, xã hỗ trợ tìm việc hoặc hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại địa phương nếu có tham gia
  • Về an ninh: sẽ được nhà nước và pháp luật bảo hộ tuyệt đối nếu xảy ra các trường hợp ngoài ý muốn.

Nhìn chung, khi hoàn thành đăng ký thủ tục tạm trú, người thuê trọ sẽ được bảo hộ hoàn toàn như một người dân tại đây từ cán bộ địa phương. Bên cạnh đó, việc này cũng giúp bạn trách các rắc rối liên quan đến vấn đề pháp lý sau này.

Khi nào cần đăng ký tạm trú?

Tại khoản 2 Điều 30 Luật Cư trú năm 2006 quy định: “Người đang sinh sống, làm việc, học tập tại một địa phương nhưng không thuộc trường hợp được đăng ký thường trú tại đó thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày chuyển đến phải hoàn thành các thủ tục về  tạm trú tại công an xã, phường, thị trấn”. Do đó, khi thay đổi chỗ ở cần khẩn trương thực hiện đăng ký tạm trú theo quy định.

Trường hợp đã đăng ký nhưng không sinh sống, làm việc, học tập tại địa điểm đó thì sẽ bị xóa tên khỏi sổ tạm trú.

Thủ tục và các bước tiến hành đăng ký

Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu
Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu

Đăng ký tạm trú được thực hiện như thế nào? Hãy cùng quanlytro.me tiến hành qua 3 bước cơ bản như sau: 

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Theo Thông tư 36/2014/TT-BCA về biểu mẫu sử dụng trong đăng ký, quản lý cư trú, hồ sơ đăng ký giấy tạm trú bao gồm:

  • Bản khai nhân khẩu theo mẫu HK01
  • Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu theo mẫu HK02
  • Giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp (trường hợp được chủ hộ có sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú đồng ý cho đăng ký tạm trú thì không cần xuất trình giấy này)
  • Bản sao hộ khẩu/ CMND/ CCCD của chủ nhà, người thuê trọ
  • Bản sao hợp đồng thuê nhà/ mượn nhà/ ở nhờ, đảm bảo diện tích 8m2/người (quy định tại khoản 3, điều 20, Luật Cư trú năm 2020)

Theo Điều 6 Nghị định 31/2014/NĐ-CP, giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp để làm giấy tạm trú gồm có:

  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sử dụng nhà ở (có thông tin về nhà ở)
  • Hợp đồng mua bán nhà hoặc giấy tờ chứng minh việc đã bàn giao nhà của doanh nghiệp đầu tư kinh doanh nhà để bán
  • Giấy phép xây dựng (đối với trường hợp xây mới)
  • Giấy xác nhận tình trạng nhà của UBND xã/ phường

Bước 2: Nộp hồ sơ 

Sau khi hoàn thiện đầy đủ hồ sơ đăng ký, công dân mang hồ sơ đến nộp tại Công an xã, phường, thị trấn nơi tạm trú. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ sẽ đối chiếu với các quy định của pháp luật, từ đó cấp sổ tạm trú cho công dân. Thời gian giải quyết hồ sơ là 2 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký. 

Bước 3: Nhận sổ tạm trú

Ngoài ra, thủ tục đăng ký tạm trú đã xuất hiện thêm hình thức mới, không cần thiết phải đến trực tiếp công an địa phương. Bằng cách đăng ký trực tuyến online trên hệ thống “Cổng dịch vụ công quốc gia”, người dân có thể đăng ký một cách dễ dàng, nhanh chóng ngay trên thiết bị di động của mình.

Không đăng ký tạm trú có bị phạt không?

Công an kiểm tra tạm trú
Công an kiểm tra tạm trú

Điều 8 Nghị định 167/2013/NĐ-CP hướng dẫn xử phạt các trường hợp vi phạm quy định về đăng ký và quản lý cư trú như sau:

  • Thứ nhất, phạt tiền từ 100.000 đến 300.000 đồng đối với trường hợp không thực hiện đúng quy định về đăng ký tạm trú hoặc tự ý điều chỉnh những thay đổi trong sổ tạm trú
  • Thứ hai, phạt tiền từ 1.000.000 đến 2.000.000 đồng đối với trường hợp tẩy xóa, sửa chữa hoặc có hành vi làm sai lệch nội dung sổ hộ khẩu, sổ tạm trú; sử dụng sổ hộ khẩu, sổ tạm trú hoặc giấy tờ khác liên quan đến cư trú để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật
  • Thứ ba, phạt tiền từ 2.000.000 đến 4.000.000 đồng đối với trường hợp khai man, làm giả sổ tạm trú hoặc giả mạo điều kiện để được đăng ký tạm trú; cho người khác đăng ký thủ tục tạm trú vào chỗ ở của mình để vụ lợi hoặc trong thực tế người đăng ký cư trú không sinh sống tại đó

Ngoài ra, người đi thuê phòng trọ không làm giấy tạm trú, tạm vắng sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 100.000 đến 300.000 đồng.

Xem thêm: 

Kết luận

Tóm lại, những lưu ý trong đăng ký tạm trú cho người thuê trọ là một kiến thức cần thiết và bắt buộc trong kinh doanh phòng trọ. Có thể thấy, các điều luật, quy định, thủ tục đã được pháp luật quy định rõ ràng và cụ thể. Do đó, trong kinh doanh phòng trọ, để tránh những rắc rối hay những trường hợp bị phạt tiền không đáng có, chủ trọ hoặc khách thuê cần chủ động thực hiện đăng ký theo quy định của pháp luật. Theo dõi chuyên mục chia sẻ kinh nghiệm của chúng tôi để có những kinh nghiệm hữu ích trong kinh doanh phòng trọ.

Thông tin liên hệ: LOZIDO - Quản lý trọ

  • Địa chỉ: A703 - Chung cư C3, Đường Man Thiện, P.Tân Phú, Quận 9, Hồ Chí Minh
  • Email: lozido.com@gmail.com
  • SĐT: 0965.227.453
  • Website: https://quanlytro.me/