Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh phòng trọ 2022
- Kinh doanh phòng trọKinh doanh phòng trọ có cần đăng ký kinh doanh không và thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh phòng trọ như thế nào là câu hỏi nhiều chủ trọ đặt ra. Hãy cũng quanlytro.me đi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Có thể thấy, kinh doanh phòng trọ không còn là lĩnh vực xa lạ. Tuy nhiên, khi kinh doanh nhiều chủ trọ vẫn vấp phải một số khó khăn, một trong số đó là về thủ tục đăng ký kinh doanh.
Giấy phép kinh doanh là gì?
Giấy phép kinh doanh là văn bản pháp lý nhằm hợp pháp hóa, cho phép cá nhân hoặc tổ chức được phép hoạt động kinh doanh, trong trường hợp đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Việc bắt buộc các đơn vị kinh doanh phải được cấp phép hoạt động nhằm mục đích nhà nước và pháp luật có thể quản lý, kiểm soát được các công việc kinh doanh của doanh nghiệp và thương nhân và tình hình phát triển kinh tế nói chung.
Cho thuê nhà trọ có cần đăng ký kinh doanh không?
Đây là một trong những thắc mắc mà các chủ đầu tư đặt ra khi bắt tay vào kinh doanh phòng trọ. Theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP: “Hoạt động cho thuê bất động sản không thuộc đối tượng được miễn đăng ký kinh doanh”. Do đó, các nhà đầu tư khi lựa chọn hình thức kinh doanh này, dù quy mô lớn hay nhỏ cũng cần tiến hành đăng ký giấy phép kinh doanh.
Đối với các trường hợp kinh doanh phòng trọ không đăng ký kinh doanh sẽ phải chịu trách nhiệm trước các cơ quan có thẩm quyền. Căn cứ theo Khoản 7 Điều 1 Nghị định 124/2015/NĐ-CP: “Người cho thuê nhà trọ không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định bị phạt tiền từ 2.000.0000 - 3.000.000 đồng”.
Nếu cơ sở kinh doanh vẫn tiếp tục cho thuê trong thời gian bị đình chỉ hoạt động thì sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 - 10.000.000 đồng.
Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh phòng trọ
Kinh doanh phòng trọ dù quy mô lớn hay nhỏ cũng cần phải đăng ký kinh doanh. Thủ tục, quy trình đăng ký được pháp luật quy định rõ ràng và minh bạch.
Quy định kinh doanh phòng trọ
Pháp luật hiện hành quy định về việc kinh doanh nhà trọ và xin giấy phép kinh doanh nhà trọ như sau:
- Trước khi tổ chức kinh doanh, trong vòng ít nhất 3 ngày, phải thông báo bằng văn bản cho công an xã/phường nơi kinh doanh
- Theo định kỳ (tháng), phải báo cáo tình hình về an ninh, trật tự cho cơ quan công an xã/phường
- Phối hợp và hỗ trợ với công an địa phương trong việc hướng dẫn, kiểm tra về an ninh, trật tự
- Khi có sự thay đổi trong thông tin kinh doanh, trong thời hạn 10 ngày phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan công an nơi đăng ký kinh doanh
- Trang bị đầy đủ hệ thống phòng cháy, chứa cháy
- Có sổ tạm trú, đảm bảo khách thuê đăng ký tạm trú đầy đủ
- Khách thuê phải có đầy đủ giấy tờ tùy thân
- Đảm bảo chất lượng nhà trọ
- Nghiêm cấm tàng trữ, mua bán ma tuý, đánh bạc, môi giới mại dâm, chứa chấp tội phạm…
Hồ sơ đăng ký kinh doanh nhà trọ
Đối với thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh phòng trọ cho thuê, nhà đầu tư cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký kinh doanh, bao gồm các loại giấy tờ cần thiết sau:
- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh (theo mẫu)
- Bản sao CMND/CCCD/hộ chiếu còn hiệu lực của chủ thể đăng ký
- Biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập
- Hợp đồng thuê/mượn trụ sở kinh doanh;
- Bản sao Giấy tờ chứng minh trụ sở kinh doanh;
Quy trình đăng ký giấy phép kinh doanh
Khi đăng ký kinh doanh phòng trọ cho thuê, chủ nhà cần thực hiện theo các bước theo trình tự sau:
Bước 1: Xác định loại hình doanh nghiệp đăng ký
Trước khi đăng ký kinh doanh, chủ nhà cần định hình trước loại hình doanh nghiệp mà mình kinh doanh là gì?
Đối với loại hình kinh doanh phòng trọ, pháp luật đưa ra hai hình thức đăng ký là thành lập doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh. Tuy nhiên, hình thức thành lập doanh nghiệp thì tốn kém chi phí quản trị, hồ sơ phức tạp cũng như luật không bắt buộc (Khoản 2 Điều 10 Luật kinh doanh bất động sản)
Loại hình phổ biến hiện nay là đăng ký hộ kinh doanh cá thể với ưu điểm thủ tục đăng ký không quá phức tạp, thời gian hoàn thiện hồ sơ nhanh chóng, việc nộp thuế cũng được đơn giản hóa.
Tuy nhiên, đăng ký kinh doanh dưới dạng hộ gia đình cũng gặp một vài hạn chế như chỉ được đăng ký kinh doanh phòng trọ tại một địa điểm duy nhất, số lượng lao động không được phép vượt quá 10. Ngoài ra, chủ trọ sẽ là chủ thể chịu hoàn toàn trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của mình.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ xin giấy phép kinh doanh
Sau khi đã xác định được loại hình doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, chủ đầu tư cần chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo đúng chủ thể kinh doanh mà mình lựa chọn (doanh nghiệp hoặc hộ gia đình)
Bước 3: Nộp hồ sơ xin giấy phép kinh doanh lưu trú cho cơ quan chức năng
Sau khi hoàn tất hồ sơ, chủ thể kinh doanh cần mang hồ sơ xin giấy phép kinh doanh đến đăng ký tại trụ sở Ủy ban nhân dân (UBNN) quận, huyện nơi kinh doanh. Tại đây, bộ phận có trách nhiệm sẽ tiếp nhận và xử lý hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Sau khi hoàn thiện hồ sơ, trong thời hạn 5 ngày làm việc, UBND quận, huyện sẽ cấp giấy biên nhận và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phòng trọ cho hộ kinh doanh.
Lưu ý rằng, để được cấp giấy phép kinh doanh, hộ kinh doanh cần đáp ứng các điều kiện sau:
- Lĩnh vực kinh doanh không được thuộc danh mục ngành, nghề nhà nước cấm
- Tên hộ kinh doanh đăng ký phải phù hợp với quy định của pháp luật (Hộ kinh doanh + tên riêng bằng tiếng Việt)
- Nộp đầy đủ các khoản phí theo quy định của pháp luật.
Một số lưu ý khi xin giấy phép kinh doanh phòng trọ
Như đã nói ở trên, cho thuê nhà trọ đòi hỏi chủ nhà phải đăng ký giấy phép kinh doanh. Do đó, khi làm thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh phòng trọ, chủ trọ cần lưu ý những điều sau.
Theo Nghị định số 43/2010/NĐ-CP quy định:
- Chủ nhà trọ phải tự kê khai hồ sơ đăng ký kinh doanh, đồng thời chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác về tất cả các thông tin kê khai trong hồ sơ.
- Chủ trọ có thể đăng ký thay đổi nội dung đăng ký trong thời hạn 10 ngày làm việc.
- Ngành nghề kinh doanh trong giấy đăng ký kinh doanh được ghi theo ngành nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật.
Kinh doanh nhà trọ có cần đóng thuế không?
Trong các thủ tục pháp lý trong kinh doanh nhà trọ, bên cạnh những thắc mắc về đăng ký kinh doanh thì thuế cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm. Vậy, kinh doanh phòng trọ có cần đóng thuế không? Câu trả lời là có và bao gồm các loại thuế sau đây:
Thuế môn bài
Theo Khoản 2 Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP mức thu đối với loại thuế môn bài được quy định như sau:
- Dãy trọ có doanh thu từ 100 đến 300 triệu đồng/năm: 300.000 đồng/năm
- Dãy trọ có doanh thu từ 300 đến 500 triệu đồng/năm: 500.000 đồng/năm
- Dãy trọ có doanh thu trên 500 triệu đồng/năm: 1.000.000 đồng/năm
Thuế giá trị gia tăng (GTGT)
Tại Khoản 2 phần phụ lục bảng danh mục ngành nghề Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định lĩnh vực kinh doanh cho thuê nhà trọ phải chịu mức thuế GTGT theo tỷ lệ 5% dựa trên doanh thu.
Thuế GTGT phải nộp = Doanh thu x 5%.
Thuế thu nhập cá nhân (TNCN)
Theo Công văn số 615/TCT-TNCN thì hoạt động cho thuê bất động sản áp dụng mức thuế suất 5% cho trường hợp kinh doanh nhà trọ cho thuê.
Thuế TNCN phải nộp = Doanh thu x 5%
Kết luận
Như vậy, đăng ký giấy phép kinh doanh là thủ tục bắt buộc đối với cá nhân hay tổ chức khi kinh doanh phòng trọ. Các chủ trọ cần tìm hiểu và hoàn thành đầy đủ các thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh phòng trọ để đảm bảo công việc kinh doanh được thuận lợi. Đây cũng là một trong những bước đầu đặt nền móng cho mô hình kinh doanh phòng trọ. Hoạt động kinh doanh cần được thực hiện theo đúng quy định về luật kinh doanh phòng trọ. Từ đó giúp quá trình cho thuê nhà trọ diễn ra suôn sẻ, tránh những ảnh hưởng, hay tình trạng nộp phạt không mong muốn.
Thông tin liên hệ: LOZIDO - Quản lý trọ
- Địa chỉ: A703 - Chung cư C3, Đường Man Thiện, P.Tân Phú, Quận 9, Hồ Chí Minh
- Email: lozido.com@gmail.com
- SĐT: 0965.227.453
- Website: https://quanlytro.me/