Hiển thị thông báo
Đang tải...
Đang tải...

Kinh doanh phòng trọ cần chuẩn bị những gì?

- Kinh doanh phòng trọ

Người ta thường có câu “an cư, lạc nghiệp”, việc có được một chốn để về sau những giờ làm việc vất vả là nhu cầu không thể thiếu. Vì vậy, có rất nhiều nhà đầu tư đứng trước ý định kinh doanh phòng trọ cho thuê.

Vậy, khi bắt tay vào lĩnh vực kinh doanh phòng trọ này, các chủ trọ cần chuẩn bị những gì để có được bước khởi đầu suôn sẻ và mang lại hiệu quả kinh doanh tốt nhất? Hãy cũng quanlytro.me tìm hiểu.

Kinh doanh nhà trọ hấp dẫn nhưng vẫn còn rủi ro

Thời cơ và thách thức trong kinh doanh nhà trọ
Thời cơ và thách thức trong kinh doanh nhà trọ

Có thể nói, lĩnh vực kinh doanh nào cũng hiện hữu cả thời cơ và thách thức, kinh doanh phòng trọ cũng vậy. Do đó, chủ đầu tư cần nắm rõ những tiềm năng, rủi ro này để có chiến lược phát triển phù hợp.

Các tiềm năng khi kinh doanh phòng trọ

Mô hình kinh doanh nhà trọ cho thuê được đánh giá là một trong những loại hình bất động sản cho thuê phổ biến hiện nay. Vậy, tại sao nhiều nhà đầu tư lại lựa chọn lĩnh vực kinh doanh này?

  • Thu được lợi nhuận ổn định: Kinh doanh phòng trọ cho thuê được xem là hình thức kinh doanh an toàn, ít rủi ro, đồng thời duy trì được tài sản bất động sản hiện có. Sau giai đoạn thi công và xây dựng, khi đưa vào hoạt động, dãy nhà cho thuê sẽ bước vào giai đoạn sinh lời, mang lại nguồn lợi nhuận cho chủ trọ. 
  • Đối tượng khách hàng đa dạng: Nhu cầu về chỗ ở là điều kiện bức thiết, do đó kinh doanh nhà trọ có thể tiếp cận được mọi đối tượng khách thuê, không phải lo lắng về việc thiếu khách hàng. Các khu vực ven thành phố hay ven các khu công nghiệp và các trường đại học là thị trường tiềm năng để phát triển mạnh mẽ mô hình kinh doanh này. Đây là nơi tập trung khá nhiều dân ngoại tỉnh sinh sống, học tập và làm việc dẫn đến sự gia tăng về nhu cầu lưu trú lâu dài.
  • Đa dạng mô hình kinh doanh: Do có sự đa dạng về khách hàng nên nhu cầu về chỗ ở cũng có sự khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi, ngành nghề, thu nhập. Chủ trọ có thể lựa chọn các mô hình kinh doanh phòng trọ từ giá rẻ, bình dân, cao cấp đến các dạng nhà trọ kiểu mới như ký túc xá, homestay, căn hộ mini...  
  • Không tốn nhiều thời gian: Kinh doanh phòng trọ không đòi hỏi chủ trọ phải làm việc hoặc có mặt 24/24 ở dãy trọ của mình. Ngày nay, công việc quản lý nhà trọ càng trở nên dễ dàng hơn với sự giúp sức của các phần mềm quản lý phòng trọ thông minh. Do đó, đây có thể được xem như công việc phụ, nguồn thu nhập thụ động bên cạnh công việc chính hằng ngày của chủ trọ. 
  • Ngoài ra, các chủ trọ còn có thể kết hợp buôn bán, kinh doanh các nhu yếu phẩm, đồ ăn tại khu vực cho thuê nhà trọ của mình để tối đa hóa nguồn lợi nhuận.

Rủi ro có thể gặp phải

Khó khăn thường gặp trong kinh doanh phòng trọ
Khó khăn thường gặp trong kinh doanh phòng trọ

Bên cạnh những tiềm năng bên trên thì khi kinh doanh nhà trọ, chủ nhà cũng cần lưu ý những khó khăn có thể gặp phải trong quá trình kinh doanh như sau:

  • Quản lý khách thuê: Đối tượng khách thuê đa dạng mang lại nguồn khách hàng dồi dào, tuy nhiên cũng chứa đựng những khó khăn trong quá trình quản lý như rào cản về văn hóa, ngôn ngữ, lối sống hay các vấn đề phát sinh như trộm cắp, mâu thuẫn giữa các phòng, vấn đề an ninh. Do vậy, chủ nhà cần sàng lọc khách thuê để có thể quản lý dễ dàng hơn.
  • Thủ tục pháp lý: Khi bắt đầu kinh doanh phòng trọ, chủ trọ buộc phải tìm hiểu cũng như hoàn thành rất nhiều thủ tục đăng ký kinh doanh khác nhau. Ngoài ra, còn có các giấy tờ liên quan đến khách thuê như hợp đồng thuê nhà, đăng ký tạm trú tạm vắng...
  • Nguy cơ thua lỗ bởi chi phí vận hành lớn: Thực tế, khi bước đầu bắt tay vào lĩnh vực kinh doanh này chủ trọ cần bỏ ra một khoản chi phí lớn cho việc xây dựng và vận hành nhà trọ. Bên cạnh đó, còn có các chi phí như trang bị nội thất, tu sửa, bảo trì. Ngoài ra, trong giai đoạn gần đây với sự ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 cũng khiến nhiều nhà trọ rơi vào khủng hoảng. 

Các mô hình kinh doanh nhà trọ cho thuê hiện nay

Xây dựng nhà trọ cho thuê
Xây dựng nhà trọ cho thuê

Mô hình nhà trọ là loại nhà trọ mà người cho thuê muốn hướng tới. Tùy thuộc vào đối vốn, vị trí, đối tượng và mục tiêu kinh doanh mà chủ trọ có thể lựa chọn mô hình nhà trọ phù hợp.

Hiện tại, mô hình nhà trọ cho thuê được phân làm 4 loại sau:

  • Mô hình nhà trọ giá rẻ
  • Kinh doanh phòng trọ tầm trung
  • Mô hình đầu tư nhà trọ cho thuê cao cấp
  • Nhà trọ kiểu mới: ký túc xá, sleepbox, homestay

Quy trình phát triển ý tưởng kinh doanh nhà trọ cho thuê

Lên ý tưởng kinh doanh
Lên ý tưởng kinh doanh

Kinh doanh phòng trọ cho thuê bao gồm 4 công việc cơ bản sau:

Lên kế hoạch kinh doanh

Bất cứ lĩnh vực nào, trước khi bắt tay vào thực hiện, chúng ta cũng cần phải lập kế hoạch trước để có thể kiểm soát được công việc, đồng thời đảm bảo công việc đi đúng hướng. 

  • Xác định đối tượng khách hàng: Mỗi khu vực cho thuê sẽ có đặc điểm dân cư khác nhau. Ví dụ gần các trường đại học, cao đẳng thì khách thuê chủ yếu là sinh viên, còn ở gần công ty hay khu công nghiệp thì phần lớn là công nhân hoặc nhân viên văn phòng. Do đó, chủ đầu tư cần xác định rõ đối tượng khách hàng để từ đó xây dựng mô hình nhà trọ cũng như đưa ra mức phí thuê phù hợp.
  • Dự tính kinh phí: Chủ trọ cần dựa trên nguồn vốn kinh doanh để đưa ra bảng dự trù kinh phí đối với các vấn đề như mua đất (đối với nhà đầu tư không có nguồn đất sẵn), chi phí thi công và xây dựng, chi phí bảo trì và quản lý... để tránh tình trạng thiếu vốn hay phát sinh những khoản chi ngoài dự tính làm chậm trễ quá trình kinh doanh. 
  • Xác định mô hình kinh doanh phòng trọ: Tùy thuộc vào vị trí xây dựng, vốn, đối tượng khách thuê,... mà chủ trọ có thể lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp từ phòng trọ giá rẻ, trung bình đến cao cấp.
  • Liên hệ nhà thầu xây dựng: Chủ trọ nên tham khảo nhiều nhà thầu xây dựng để có được mức giá hợp lý. Sau đó tiến hành làm hợp đồng với nhà thầu được chọn.
  • Dự tính thu chi hàng tháng: Khi đã xác định được đối tượng khách thuê và mô hình phòng trọ cho thuê, chủ trọ cần tính các khoản thu chi cơ bản như tiền thuê phòng, điện, nước, phí internet, rác... 
  • Lên kế hoạch quản lý dãy trọ: Sau khi đưa vào vận hành, chủ trọ cần đưa ra phương thức quản lý dãy trọ của mình như cách quản lý truyền thống thông qua sổ sách, quản lý bằng excel hay các phần mềm quản lý thông minh... Ngoài ra, cần đưa ra các quy định chung của dãy trọ để dễ dàng hơn trong quá trình quản lý.

Nguồn bất động sản hiện có 

Khi muốn kinh doanh phòng trọ cho thuê, bạn cần có đất nền - chắc chắn là vậy. Đây được xem như gốc rễ của mô hình kinh doanh này. Một số vấn đề về đất đai cần quan tâm như:  

  • Dựa trên diện tích và hình dạng của khu đất để thiết kế mô hình kinh doanh phòng trọ phù hợp. 
  • Xem qua vị trí,  bản đồ giao thông, các trung tâm văn hóa, kinh tế và khu dân cư xung quanh.
  • Nếu xây khu trọ có cấu trúc phức tạp, nhiều tầng, nhiều tòa nhà thì các chủ trọ cần quan tâm đến bước khảo sát địa chất để đảm bảo chất lượng công trình tốt nhất. 

Dự trù ngân sách

Trong bất kì lĩnh vực kinh doanh nào thì ngân sách luôn là yếu tố được qua tâm trước nhất. Quá trình kinh doanh phòng trọ đặt ra rất nhiều khoản chi phí đòi hỏi chủ trọ phải tính toán dự trù rõ ràng ngay từ đầu để tránh tình trạng thâm hụt tài chính dẫn đến thua lỗ.

Với mỗi khoản chi sau, chủ đầu tư cần xác định khoảng tiền mình dành cho nó là bao nhiêu để từ đó phân chia nguồn tiền hiện có một cách hợp lý.

  • Chi phí mua đất (nếu không có nguồn đất sẵn)
  • Thiết kế bảng vẽ
  • Chi phí xây dựng 
  • Trang bị nội thất cần thiết
  • Chi phí thuê người quản lý hoặc bảo vệ 
  • Chi phí dùng các phần mềm quản lý nhà trọ thông minh (nếu có) 
  • Chi phí tu sửa, bảo trì dãy trọ theo định kỳ
  • Đóng thuế thu nhập
  • Chi phí quảng cáo (nếu có)

Thủ tục pháp lý

Hoàn thành giấy tờ, hồ sơ đầy đủ
Hoàn thành giấy tờ, hồ sơ đầy đủ

Cho thuê nhà trọ là một hoạt động kinh doanh. Do đó, chủ trọ cần tuân thủ đầy đủ các thủ tục pháp lý, kinh doanh hợp pháp để có thể kinh doanh một cách dài lâu, tránh các vấn đề vướng mắc về pháp luật. 

Giấy phép đăng ký kinh doanh và giấy phép xây dựng (nếu là xây mới) là thủ tục cần thiết mà các nhà đầu tư cần quan tâm. 

Bật mí kinh nghiệm kinh doanh nhà trọ cho thuê hiệu quả nhất 

Kinh nghiệm kinh doanh nhà cho thuê hiệu quả
Kinh nghiệm kinh doanh nhà cho thuê hiệu quả

Có thể thấy, kinh doanh nhà trọ hiện đang rất phổ biến và có sức cạnh tranh rất lớn. Do vậy, để có thể kinh doanh thành công, tạo ra lợi nhuận là điều không dễ dàng. Dưới đây, chúng tôi sẽ bật mí đến bạn các kinh nghiệm hữu ích có thể phần nào hỗ trợ bạn trong quá trình kinh doanh.

  • Đưa ra mức giá thuê hợp lý: Giá cả là một trong những tiêu chí lựa chọn nhà trọ của khách thuê. Vì vậy, cần dựa vào đối tượng khách hàng cũng như tiện ích nhà trọ để đưa ra mức cho thuê hợp lý.
  • Luôn bảo trì, tân trang nhà trọ: Nhà trọ cũng như bất kỳ công trình xây dựng nào, cũng sẽ có thời kỳ bị xuống cấp. Do vậy, chủ nhà cần có kế hoạch bảo trì nhà trọ định kỳ để đảm bảo chất lượng khu trọ
  • Cung cấp các dịch vụ cơ bản: Chủ nhà có thể cung cấp các dịch vụ mà đa số khách trọ sử dụng như bình nước uống, dịch vụ giặt ủi, cung cấp gas, hoặc các đồ dùng dùng trong sinh hoạt…
  • Tập trung vào khâu quản lý nhà trọ: Một trong những phương pháp quản lý nhà trọ phổ biến hiện nay là sử dụng phần mềm quản lý. 
  • Quảng bá và tìm kiếm khách hàng: Ngoài việc đặt bảng thông báo hoặc dán quảng cáo thì hiện nay có rất nhiều nền tảng hỗ trợ việc đăng thông tin nhà trọ giúp lấp đầy phòng trống nhanh chóng.
  • Luôn có thái độ niềm nở, thân thiện với người thuê trọ: Chủ trọ thân thiện, niềm nở sẽ tạo mối quan hệ tốt với khách thuê, đôi khi nhờ vậy mà họ sẽ thuê trọ trong thời gian lâu hơn.

Câu hỏi thường gặp trong kinh doanh phòng trọ

Các câu hỏi thường gặp trong kinh doanh nhà trọ
Các câu hỏi thường gặp trong kinh doanh nhà trọ

Sau đây là những giải đáp đối với những thắc mắc mà đa số mọi người khi bắt tay vào lĩnh vực kinh doanh nhà trọ đều muốn biết.

Kinh doanh nhà trọ có cần giấy phép không?

Theo quy định của pháp luật, kinh doanh phòng trọ cho thuê là loại hình kinh doanh nằm trong nhóm ngành nghề bắt buộc phải đăng ký giấy phép kinh doanh.

Trường hợp bạn cho thuê phòng trọ mà không có giấy phép đăng ký kinh doanh, theo Khoản 7 Điều 1 Nghị định 124/2015/NĐ-CP, sẽ bị phạt hành chính từ 2.000.000 - 3.000.000 đồng. Nếu vẫn tiếp diễn thì chủ hộ sẽ bị đình chỉ hoạt động kinh doanh, đồng thời phạt tiền từ 5.000.000 - 10.000.000 đồng.

Kinh doanh nhà trọ cần những giấy tờ gì?

Trước khi xây dựng và vận hành dãy nhà cho thuê của mình, chủ trọ cần đảm bảo hoàn thành các loại giấy tờ sau:

  • Giấy đăng ký kinh doanh phòng trọ
  • Giấy chứng nhận quyền sở hữu và sử dụng đất
  • Giấy phép xây dựng
  • Bản vẽ thiết kế chi tiết
  • Hợp đồng xây dựng với nhà thầu
  • Hợp đồng thuê phòng soạn sẵn

Kết luận

Tóm lại, kinh doanh phòng trọ là lĩnh vực kinh doanh mang lại nguồn lợi lớn cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên, lĩnh vực kinh doanh nào cũng chứa đựng những rủi ro, thất bại. Vì vậy ngay từ giai đoạn đầu các chủ trọ cần tìm hiểu, nghiên cứu, đưa ra kế hoạch cụ thể, rõ ràng vì đó chính là bước đặt nền móng cho cả quá trình kinh doanh sau này. Nền móng có vững chắc thì tòa nhà được xây trên nó mới chắc chắn, vững mạnh. 

Do đó, hành trang khi bước vào kinh doanh phòng trọ cần trang bị đầy đủ từ kiến thức, kinh nghiệm, tài chính,  thủ tục pháp lý và cả một cái đầu sáng suốt để có thể tạo ra hiệu quả kinh doanh tốt nhất.

Thông tin liên hệ: LOZIDO - Quản lý trọ

  • Địa chỉ: A703 - Chung cư C3, Đường Man Thiện, P.Tân Phú, Quận 9, Hồ Chí Minh 
  • Email: lozido.com@gmail.com
  • SĐT:  0965.227.453
  • Website: https://quanlytro.me/